-->-->

Truyền thuyết ngày Ngưu Lang – Chức Nữ

Theo truyền thuyết cứ vào đêm ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, chàng chăn bò Ngưu Lang sẽ gặp nàng Chức Nữ đi qua dải Ngân Hà thông qua một cây cầu được tạo bởi đàn quạ chỉ có một lần trong năm. Câu chuyện tình yêu của chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ đã được tương truyền từ lâu.

ngưu lang chức nữ

Chức Nữ là con gái út của Ngọc Hoàng Thượng Đế, cô là người khéo léo trong việc dệt nên các mẫu vải đầy màu sắc. Khi nhìn lên bầu trời với khung trời sáng lạn và những dải cầu vồng bảy sắc, nó được dệt lên từ bàn tay khéo léo của nàng Chức Nữ.

Ngưu Lang một chàng chăn bò được sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha mẹ anh mất sớm khi anh còn rất trẻ và anh lớn lên rất cực khổ. Anh luôn sống cô độc và chăn bò để kiếm sống. Anh là người trung thực, tử tế, siêng năng nhưng vì nhà nghèo nên không tìm được một người phụ nữ để kết hôn.

Một ngày, Ngưu Lang đang chăn bò thì chàng trông thấy chín nàng tiên nữ hạ xuống bờ sông tắm mát. Anh ẩn nấp phía sau những cái cây quan sat. Những nàng tiên nữ này trút bỏ hết xiêm y sặc sỡ trên bờ sông và bắt đầu đùa vui dưới nước. Ngưu Lang sửng sốt trước vẻ đẹp của các nàng đặc biệt là nhan sắc của cô em trẻ nhất.

Một con bò mà anh chăm sóc bấy lâu nay tự dưng nói với Ngưu Lang “Cô ấy là tiên nữ trên thiên đàng, nếu anh giấu bộ xiên y của cô ấy đi, cô ấy sẽ không thể nào trở về được, cô ấy sẽ ở lại và kết hôn với anh”.

Một lúc sau khi những nàng tiên chuẩn bị rời đi, Chức Nữ bị tụt lại phía sau. Không tìm thấy bộ xiên y của mình, nàng không thể bay lên trời. Ngưu Lang từ trong bụi cây đi ra, anh đưa trả cho Chức Nữ bộ quần áo nhưng lúc nào thời khắc trở về của cô đã trôi qua.

Ngưu Lang đã hỏi cưới Chức Nữ. Mặc dù không vui khi anh đã giấu quần áo của cô nhưng vì anh là chàng trai tốt nên nàng đã đồng ý cưới anh.

>>> Chọn ngày tốt xuất hành để gặp nhiều may mắn

Ngưu Lang và Chức Nữ sống hạnh phúc bên nhau. Họ yêu nhau và tôn trọng lẫn nhau, cả hai đều chăm chỉ làm. Với đôi tay khéo léo của Chức Nữ đã biến túp lều của Ngưu Lang trở thành một căn nhà đẹp và ấm cúng.

Hai năm trôi qua thật nhanh, hai vợ chồng họ đã sinh được hai đứa con đáng yêu và ngoan ngoãn một trai và một gái.

Hai năm ở mặt đất chỉ bằng một thoáng trên thiên đàng, ngay sau khi các cô chị trở về Ngọc Hoàng phát hiện ra Chức Nữ vắng mặt. Ông mới phát hiện ra cô đã kết hôn với một người ở hạ giới khiến ông tức giận, ra lệnh cho Vương Mẫu dẫn một đội thiên binh để mang Chức Nữ trở về.

Ở hạ giới bầu trời tự nhiên tối đen lại, gió bắt đầu gào thét. Một lát sau các thiên binh đã mang Chức Nữ đi. Cho dù lo lắng rằng ngày này có thể tới, Ngưu Lang vẫn bị bất ngờ, và sau đó anh trở nên liều lĩnh. Cho mỗi đứa con vào một cái thúng và gánh hai cái thúng trên vai, Ngưu Lang bắt đầu chạy theo những người đã bắt vợ của mình. Khi những thiên binh hạ bay lên thiên đàng, Ngưu Lang cũng phát hiện ra anh đã bay cùng với họ. Anh vội vào nhào tới và khoảng cách giữa anh với người vợ dường như đang thu hẹp lại.

Vào khoảnh khắc đó, Vương Mẫu đã quẳng chiếc trâm cài đầu bằng vàng xuống trước mặt Ngưu Lang. Cái trâm trở thành một dòng sông bất tận, chia cắt anh với người vợ của mình. Dòng sông này sau đó được biết đến như là dải Ngân Hà.

Ngưu Lang và nàng tiên nữ nhìn nhau qua dòng sông thần rộng mênh mông; nước mắt ngập tràn, họ đã mong mỏi được sang bờ kia cùng nhau. Cảm động trước tình yêu vĩ đại của họ, những con quạ đã tạo thành một cây cầu bằng thân thể của chúng để bắc qua con sông thần.

Vương Mẫu nhìn thấy tình yêu mà Chức Nữ và Ngưu Lang giành cho nhau. Bà cho phép họ được gặp nhau mỗi năm một lần, vào buổi tối của cuộc chia ly bắt buộc của họ, ngày mồng 7 tháng 7.

Trong đêm ngày 7 tháng 7 âm lịch, bạn sẽ thấy rất ít quạ, vì hầu hết chúng đã bay lên để làm một chiếc cầu thần thánh. Nếu gió lặng và bạn lắng nghe cẩn thận, bạn có thể nghe thấy tiếng thì thầm của Ngưu Lang và Chức Nữ đang biểu lộ tình yêu và nỗi khắc khoải với nhau.


Bài viết liên quan
Những phong tục ngày Tết cổ truyền của Việt Nam
Những phong tục ngày Tết cổ truyền của Việt Nam

Trong xã hội hiện đại khi người ta tất bật lo toan cho cuộc sống hàng ngày thì những phong tục truyền thống vẫn còn giữ được đến ngày nay và cũng có một số dần bị mất đi theo thời gian. Sau đây hãy cùng huyền học ôn lại những phong tục đón tết của dân tộc ta nhé.

Văn khấn giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh
Văn khấn giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh

Sao Thái Dương là sao tốt cho nam giới và không tốt cho nữ giới nên cần phải làm lễ giải hạn. Nam giới gặp sao này sẽ làm ăn phát đạt, tiền lộc may mắn trong buôn bán, thăng quan tiến chức đặc biệt vào tháng 6 và tháng 10 là hai tháng đại cát đại lợi.

Xem hung cát số điện thoại giúp cải biến cuộc đời bạn
Xem hung cát số điện thoại giúp cải biến cuộc đời bạn

Xem hung cát số điện thoại để xem dãy sim hung cát có cải biến cuộc đời bạn như thế nào. Liệu cách xem hung cát số điện thoại như thế nào mới chuẩn thì mời quý bạn đọc hãy cùng Huyenhoc.vn luận giải chi tiết tại đây.

Ý nghĩa của phong tục xông đất đầu năm của người Việt
Ý nghĩa của phong tục xông đất đầu năm của người Việt

Tục xông đất đầu năm, xông nhà hay đạp đất là phong tục có từ lâu đời của người Việt. Mỗi phong tục tập quán đều có những ý nghĩa nhất định, theo quan niệm truyền thống của người Á Đông thì ngày mùng 1 của năm sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các ngày còn lại.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết trung thu (rằm tháng 8)
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết trung thu (rằm tháng 8)

Theo phong tục dân gian xưa, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu tức là rằm tháng 8 hàng năm. Trong dịp này người ta thường cúng gia tiên và bày bánh trái cúng dưới ánh trăng.

Hỗ trợ trực tuyến