-->-->

Văn khấn cúng lễ Đức Ông tại chùa

Theo phong tục tập quán cứ vào các ngày lễ tết, tuần tiết, sóc vọng mọi người đều xem ngày đi chùa để thắp hương tỏ lòng biến ơn Tam Bảo và các vị chư phật Thần Linh,…

Chùa là nơi thờ linh thiêng các vị Phật, Bồ Tát, các vị Thần linh và đã đi vào sâu trong cuộc sống của mỗi con người. Chùa không chỉ là nơi thờ còn là nơi để mọi người sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người luôn hy vọng rằng bằng những hành vi cầu khẩn các vị phù hộ cho bản thân, gia đình, cộng đồng luôn được ăn khang, thành đạt và thịnh vượng, cuộc sống luôn được yên bình, biến hung thành cát, giải trừ mọi tội lỗi.

1. Sắm lễ vật và các cúng lễ Đức Ông

Theo phong tục cổ truyền khi đi vào chùa nên có lễ vật dù to hay bé để tỏ thành thành kính đối với các vị chư Phật. Chùa là nơi thời Tam Bảo nên sắp lễ chay như hương, hoa, quả oản,.. để dâng lên lễ Phật, Bồ Tát.

Sau khi kết thúc khấn, làm lễ ở các ban, bạn có thể dạo thăm phong cảnh chùa để đợi hết một tuần nhang. Thắp hết một tuần nhang bạn có thể thắp thêm và vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sợ đem ra nơi đốt vàng mã để hóa giải.

Hạ sớ xong thì mới được hạ lễ dâng cúng khác. Lưu ý hạ từ ban ngoài vào rồi mới tới ban chính.

2. Văn khấn lễ Đức Ông

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là: ...................................

Ngụ tại: ....................................

Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa ................ trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh nhà Chùa.

Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Xem thêm: Văn khấn Đức Quan Thế Âm Bồ Tát


Bài viết liên quan
Những điều kiêng kỵ về tâm linh phần 1
Những điều kiêng kỵ về tâm linh phần 1

Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, nhưng vẫn có một thế giới, đó là thế giới tâm linh với nhiều điều bí ẩn, thế giới ấy có từ ngày xưa và cũng được ông bà ta kể lại, có những điều cấm kỵ kiêng cữ, những chuyện ma quỷ kỳ bí, những việc thờ cúng, lên đồng, chuyện tiền kiếp và kiếp sau…

Những điều kiêng kỵ về tâm linh phần 2
Những điều kiêng kỵ về tâm linh phần 2

Có một hôm ở nhà cúp điện gia đình mình súm lại quây quần bên nhau và nghe bà tôi kể rất nhiều câu chuyện ma nhưng đáng chú ý là những tập tục của ông cha ta từ xưa rất cấm kỵ vào ban đêm

Xem hung cát số điện thoại giúp cải biến cuộc đời bạn
Xem hung cát số điện thoại giúp cải biến cuộc đời bạn

Xem hung cát số điện thoại để xem dãy sim hung cát có cải biến cuộc đời bạn như thế nào. Liệu cách xem hung cát số điện thoại như thế nào mới chuẩn thì mời quý bạn đọc hãy cùng Huyenhoc.vn luận giải chi tiết tại đây.

Ý nghĩa quân bài Át trong bộ bài 52 lá
Ý nghĩa quân bài Át trong bộ bài 52 lá

Các quân bài Át trong bộ bài tây mang ý nghĩa gì, nguồn gốc ra đời cũng như biểu tượng tâm linh của chúng ra sao. Tất cả sẽ được hé lộ trong bài phân tích sau đây của huyền học

Những điều kiêng kỵ tránh làm vào ngày mồng 1 đầu tháng
Những điều kiêng kỵ tránh làm vào ngày mồng 1 đầu tháng

Theo quan niệm dân gian từ xưa, để tránh được những vận hạn trong cả tháng người ta thường cúng bái vào ngày mùng 1 cẩn thận và kiêng kỵ làm những điều sau đây để gặp được may mắn trong cả tháng.

Hỗ trợ trực tuyến