-->-->

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà.

Bạn có dự định xây nhà mới nhưng năm đó bạn không đủ tuổi để xây nhà, cần phải đi mượn tuổi người khác. Vậy thủ tục mượn tuổi để làm nhà như thế nào hãy cùng các chuyên gia xem phong thủy của chúng tôi tìm hiểu rõ vấn đề này.

Mượn tuổi xây nhà

Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà

Theo dân gian “ Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” tính theo phong thủy khi xây dựng một ngôi nhà ít khi người ta xem tuổi đàn bà mà phải xem tuổi đàn ông để đinh cát hung. Nếu năm bạn ý định xây nhà mà xem tuổi làm nhà không hợp thì có thể mượn tuổi người khác đẹp để làm nhà.

Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà:

+ Nên mượn tuổi xây nhà của những người thân trong gia đình, trong nội tộc hoặc những người gần nhà bạn có ý định xây là tốt nhất sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong những thủ tục sau này.

+ Người cho mượn tuổi làm nhà không được cùng lúc cho người khác mượn tuổi xây nhà trong thời gian người mượn trước chưa làm xong nhà. Vì thế, khi mượn tuổi xây nhà bạn cần tìm hiểu kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ ai đó để động thổ.

+ Chỉ được phép mượn tuổi để khởi công xây dựng nhà mới, không được mượn tuổi để sửa nhà.

Nếu bạn có ý định sửa chữa nhỏ không động đến đất đai thì chỉ cần chọn ngày tốt để làm.

Nếu bạn sửa nhà mà động đến đất thì cần xem đến năm đó bạn có đẹp tuổi không vì khi đó động chạm đến Thần Linh.

Nếu năm bạn đính sửa nhà mà không được tuổi thì nên chọn năm khác tốt với tuổi.

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

+ Chủ  nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi.

+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm nhà làm lễ khấn và động thổ (cuốc 5 đến 7 cái làm phép để chọn hướng đẹp).

+ Trong thời gian làm lễ, gia chủ nên tránh đi chỗ khác đợi đến khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.

+ Khi đổ mái, đổ trần, làm nóc nhà người được mượn tuổi cũng phải làm các thủ tục thay cho gia chủ và gia đình chủ nhà cũng nên tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.

+ Khi nhập trạch về nhà mới người được mượn tuổi làm các thủ tục như : Dâng hương, khấn vái làm lễ về nhà mới.

+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ. Chủ nhà làm giấy mua lại nhà với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi làm lễ động thổ.

+ Chủ nhà làm lễ nhập trạch.

Thủ tục làm lễ nhập trạch về nhà mới khi mượn tuổi

+ Nếu gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên vợ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước ( mặt gương soi vào nhà), kế tiếp gia chủ tự tay bưng bát hương thờ Tổ tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào Bếp lửa (bếp lửa còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn, nệm, gạo, nước,…

+ Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát hương thờ Tổ tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang bếp, gạo,… chuyển đồ đạc vào trước, dọn đồ cúng sau.

+ Không ai được đi tay không vào nhà. Tuổi Dần không được phụ dọn đồ đạc, phụ nữ có thai không được phụ dọn đồ nếu muốn phụ thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét 1 lượt đồ vật thì sẽ không sao. Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý báu cất giữ vào tủ.

+ Lễ vật để đi Tân gia mang lại cho gia chủ những điều tốt đẹp và may mắn: 1 nồi cơm điện hay 1 bộ soong điện. Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ nên hãy đem tặng cho những người thân, bạn bè trong ngày Tân gia.

sắm lễ cúng động thổ

Sắm lễ khi cúng mượn tuổi làm nhà

+ Khi cúng động thổ : ngũ quả 5 loại trái cây khác nhau, bông tươi, nhang đèn, 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi thịt, 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo và nước.

+ Sau khi cúng xong đốt vàng bạc và rải gạo, muối rồi hãy động thổ. Riêng 3 hũ muối, gạo và nước thì cất lại thật kỹ. Sau khi nhập trạch thì đem đến để nơi bếp, nơi thờ cúng Táo quân.


Bài viết liên quan
Những phong tục ngày Tết cổ truyền của Việt Nam
Những phong tục ngày Tết cổ truyền của Việt Nam

Trong xã hội hiện đại khi người ta tất bật lo toan cho cuộc sống hàng ngày thì những phong tục truyền thống vẫn còn giữ được đến ngày nay và cũng có một số dần bị mất đi theo thời gian. Sau đây hãy cùng huyền học ôn lại những phong tục đón tết của dân tộc ta nhé.

Văn khấn giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh
Văn khấn giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh

Sao Thái Dương là sao tốt cho nam giới và không tốt cho nữ giới nên cần phải làm lễ giải hạn. Nam giới gặp sao này sẽ làm ăn phát đạt, tiền lộc may mắn trong buôn bán, thăng quan tiến chức đặc biệt vào tháng 6 và tháng 10 là hai tháng đại cát đại lợi.

Xem hung cát số điện thoại giúp cải biến cuộc đời bạn
Xem hung cát số điện thoại giúp cải biến cuộc đời bạn

Xem hung cát số điện thoại để xem dãy sim hung cát có cải biến cuộc đời bạn như thế nào. Liệu cách xem hung cát số điện thoại như thế nào mới chuẩn thì mời quý bạn đọc hãy cùng Huyenhoc.vn luận giải chi tiết tại đây.

Ý nghĩa của phong tục xông đất đầu năm của người Việt
Ý nghĩa của phong tục xông đất đầu năm của người Việt

Tục xông đất đầu năm, xông nhà hay đạp đất là phong tục có từ lâu đời của người Việt. Mỗi phong tục tập quán đều có những ý nghĩa nhất định, theo quan niệm truyền thống của người Á Đông thì ngày mùng 1 của năm sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các ngày còn lại.

Truyền thuyết ngày Ngưu Lang – Chức Nữ
Truyền thuyết ngày Ngưu Lang – Chức Nữ

Theo truyền thuyết cứ vào đêm ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, chàng chăn bò Ngưu Lang sẽ gặp nàng Chức Nữ đi qua dải Ngân Hà thông qua một cây cầu được tạo bởi đàn quạ chỉ có một lần trong năm. Câu chuyện tình yêu của chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ đã được tương truyền từ lâu.

Hỗ trợ trực tuyến